Nguyên nhân và hậu quả của tình trạng biếng ăn ở trẻ em Việt Nam

  • 04/06/2023
  • 569

Theo nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, trẻ biếng ăn có tỷ lệ lên tới trên 50%. Nghĩa là cứ 10 trẻ thì có tới trên 5 trẻ biếng ăn, lười ăn dẫn tới suy dinh dưỡng, thấp còi. Nghiên cứu cho thấy trẻ biếng ăn sẽ có hậu quả về thể chất là con sẽ thấp bé hơn bạn bè đồng trang lứa. Về trí não, trẻ biếng ăn có thể thiếu những chất quan trọng như: Protein, omega 3, omega 6, taurin, sắt - những chất rất cần để hoàn thiện trí não của trẻ nên sẽ kém thông mình hơn bạn bè

Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân gây lên tình trạng trẻ biếng ăn, lười ăn khiến các mẹ rất vất vả trong việc chăm con giai đoạn từ 1 tuổi tới 6 tuổi nhé và áp dụng các giải pháp cải thiện tình trạng này

Biếng ăn bệnh lý

Khi trẻ bị bệnh, cơ thể trẻ cảm thấy không thoải mái, ốm đau, dẫn tới cả người uể oải, mệt mỏi. Ăn uống không còn thấy ngon miệng khiến trẻ chán ăn, không muốn ăn uống nữa.

Một số vấn đề sức khỏe thường gặp của trẻ đó là viêm tai-mũi-họng khiến trẻ gặp khó khăn và đau đớn khi nuốt.

Trẻ bị sốt cao hay do nhiễm virus hệ hô hấp, mọc răng cũng khiến trẻ không muốn ăn.

Trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa cũng khiến trẻ mệt mỏi, tiêu hóa kém và không cảm thấy đối. Ngay cả khi đã khỏi bệnh thì sau quá trình điều trị bằng thuốc kéo dài cũng sẽ khiến cho hệ tiêu hóa và cảm nhận vị giác cần mất một thời gian để phục hồi bình thường trở lại.

Bên cạnh đó, tình trạng táo bón cũng được xếp vào nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, bỏ ăn hoặc ăn ít hơn bình thường. Táo bón là tình trạng trẻ đi tiêu chỉ 1 – 3 lần trong một tuần, sự ứ đọng phân khiến bụng trẻ luôn “bị đầy”, căng chướng gây cho trẻ cảm giác khó chịu, không muốn ăn, ăn rất ít.

Trẻ biếng ăn do tâm lý

Khi trẻ bị ốm, mọc răng… sẽ dễ bị chán ăn nhưng chưa kịp ngon miệng trở lại thì bị người lớn thúc ép ăn, hoặc là trẻ mải chơi trong khi người lớn thúc ép về mặt thời gian cho nên trong các bữa ăn trẻ bị quát mắng, thậm chí bị đánh làm cho các cháu sợ bữa ăn, chỉ cần nghe hoặc nhìn thấy bát bột, bát cơm là trẻ quay đi, trẻ lớn hơn thì chạy trốn, nhiều cháu cứ hễ thấy bát bột là khóc, buồn nôn. Một số cháu không ăn để “chống đối” cha mẹ.

Vậy làm sao để cải thiện tình trạng thấp còi do biếng ăn ở trẻ em?

Để cải thiện tình trạng thấp còi do biếng ăn ở trẻ em Việt Nam, chúng ta có thể áp dụng các giải pháp sau:

  1. Tạo môi trường ăn uống lành mạnh: Cha mẹ nên tạo ra một môi trường ăn uống lành mạnh cho con cái bằng cách giới hạn các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe và khuyến khích con cái ăn nhiều rau củ.
  2. Tăng cường hoạt động vận động: Thúc đẩy trẻ em tham gia các hoạt động vận động để giúp tăng chiều cao và phát triển cơ bắp.
  3. Đưa trẻ em đi khám sức khỏe định kỳ: Đưa trẻ em đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến tình trạng thấp còi.
  4. Nâng cao nhận thức của cha mẹ: Cha mẹ nên hiểu rõ về tình trạng thấp còi và biết cách chăm sóc con cái sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ em.
  5. Tăng cường giáo dục dinh dưỡng: Cha mẹ nên được hướng dẫn về việc lựa chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và chuẩn bị các bữa ăn lành mạnh cho con cái.

Trong trường hợp bé biếng ăn, ăn ít và dinh dưỡng từ các loại thực phẩm tiếp nhận và cơ thể không đủ cho bé phát triển tốt thì cha mẹ tìm hiểu và bổ sung thêm cho con một số loại dinh dưỡng cần thiết như Lysin, Taurin, Tổ yến và các loại Vitamin B1, B6, B12.... tốt cho phát triển trí lão và thể lực. Các thành phần này đều có trong sản phẩm Thạch dinh dưỡng ăn ngon Kids Chy, cha mẹ có thể tham khảo thêm sản phẩm này, vì sản phẩm ở dạng thạch rất bé rất dễ ăn và dễ bổ sung đều mỗi ngày và cho hiệu quả cao

Với những giải pháp này, chúng ta có thể giúp cải thiện tình trạng thấp còi do biếng ăn ở trẻ em Việt Nam. Việc áp dụng các giải pháp này sẽ giúp trẻ em phát triển toàn diện và có một cuộc sống khỏe mạnh.

Chat Zalo